Ở một bảng đấu có cả Đức và Tây Ban Nha, nhưng Nhật Bản vẫn hiên ngang đứng đầu với chiến thắng trước cả hai ông lớn khét tiếng. “Các chiến binh Samurai xanh” hiện đang là niềm tự hào lớn nhất của châu Á tại World Cup lần này. Hãy cùng Website Kubet phân tích nhé.

Tinh thần chiến đấu đến cùng

Những phút cuối trận đấu với Tây Ban Nha, 11 cầu thủ Nhật Bản trên sân chống trả quyết liệt mọi mối đe dọa của đối thủ và đếm từng tích tắc của đồng hồ. Những cầu thủ dự bị đứng bên lề, khoanh tay, sẵn sàng lao vào sân. Những người hâm mộ đánh trống theo từng bước chạy của các cầu thủ.

Tiếng còi vang lên, và Nhật Bản đã làm được điều không tưởng: Họ đánh bại một ông lớn khác của bóng đá châu Âu, lật ngược thế cục của bảng E và hiên ngang tiến vào vòng 16 đội với ngôi đầu.

Có nhiều người vẫn nghiêng về thuyết âm mưu rằng Tây Ban Nha chủ động thua trận để vừa loại Đức vừa tránh được nhánh đấu khó với Argentina và Brazil. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ĐT Nhật Bản đã có một trận đấu kiên cường và vô cùng xuất sắc.

Nhật Bản chiến đấu kiên cường

Nhật Bản đã thực hiện kế hoạch phản công của họ một cách hoàn hảo và ghi 2 bàn dù hầu như không chạm vào bóng. Tây Ban Nha từ lâu đã là một đội nổi tiếng về khả năng cầm bóng, nhưng Nhật Bản đã thể hiện một kế hoạch thi đấu xuất sắc để chống lại cách tiếp cận đó.

Alvaro Morata sớm đưa La Roja vượt lên ở phút 11. Bàn thắng sớm khiến Tây Ban Nha có phần chủ quan và thiếu tập trung. Họ vẫn kiểm soát bóng nhiều (83% thời lượng cả trận), tung ra tới 12 cú dứt điểm (5 trúng đích), nhưng chất lượng trong các đợt tấn công cuối cùng lại không cao.

Ngược lại, Nhật Bản cho thấy tinh thần thi đấu đáng nể. Họ không ngần ngại dâng cao tấn công sau khi để thủng lưới. Cự ly đội hình của “Samurai xanh” được giữ vững khi chuyển đổi trạng thái từ tấn công sang phòng ngự và ngược lại. Sự xuất thần của các cá nhân sau đó giúp Nhật Bản tạo ra cú sốc.

Phút 48, Ritsu Doan thực hiện cú sút xa bất ngờ gỡ hòa cho đại diện châu Á. Chưa đầy 120 giây sau, Ao Tanaka lập công sau pha phối hợp nhanh của Nhật Bản trong vòng cấm đối thủ. 

Thực tế là Nhật Bản chơi hay trước Tây Ban Nha trong cả trận chứ không hẳn chỉ thắng nhờ nỗ lực cá nhân và sự may mắn. Chỉ số bàn thắng kỳ vọng (xG) của họ trận này là 1,24, cao hơn cả Tây Ban Nha (1,21). 

Trong lịch sử World Cup, tính từ năm 1966 đến nay, chỉ có 2 lần mà một đội bóng chuyền hơn 700 đường mà vẫn thua, đó là: trận Đức vs Nhật Bản và trận Tây Ban Nha vs Nhật Bản tại World Cup 2022.

Nhật Bản là đội thứ ba trong lịch sử hai lần lội ngược dòng thành công sau khi để thua trong hiệp 1 trong một kỳ World Cup. Trước đó, Brazil của World Cup 1938 và Đức của giải đấu năm 1970 từng giành hai chiến thắng sau khi để thua trong hiệp 1.

Đáng chú ý, 2 trận đấu ngược dòng đầu tiên trong lịch sử World Cup của Nhật Bản đều diễn ra ở kỳ World Cup 2022. Đáng chú ý, họ đều cầm bóng dưới 30% và đều kết thúc trận đấu với tỉ số thắng 2-1.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2002, đội bóng xứ sở mặt trời mọc mới lại kết thúc vòng bảng World Cup với vị trí dẫn đầu bảng. Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản lọt vào vòng 16 đội trong 2 kỳ World Cup liên tiếp. Vào năm 2018, họ để thua tiếc nuối trước Bỉ tại vòng knock-out. 

Với những chiến thắng lẫy lừng trước Đức và Tây Ban Nha, Nhật Bản xứng đáng là lá cờ đầu của bóng đá châu Á tại World Cup 2022.

Nhật Bản đi vào lịch sử World Cup

Nhật Bản đã trở thành đội đầu tiên của châu Á đánh bại hai đội từng vô địch World Cup trong khuôn khổ một kỳ giải đấu. “Samurai xanh” thắng Đức (vô địch năm 2014) và Tây Ban Nha (vô địch năm 2010).